Chiến thuật sân 7 sẽ giúp cho người chơi bóng có thể giành được chiến thắng dễ dàng. Tuy chơi sân 7 người sẽ có quy mô nhỏ hơn thế nhưng chúng sẽ mang lại những sự thú vị và hào hứng riêng. Trong bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng với 90P theo dõi về nguyên tắc cũng như ưu nhược điểm khi sử dụng các chiến thuật này nhé.
Nguyên tắc khi sử dụng chiến thuật sân 7
Để sử dụng một trong những chiến thuật sân 7 một cách hiệu quả nhất thì người chơi cần phải đáp ứng đúng theo các nguyên tắc. Vậy đó là nguyên tắc gì thì hãy cùng theo dõi nhé:
Tính cân bằng trong chiến thuật sân 7
Đội hình ra sân của mỗi đội cần phải có sự liên kết giữa các cá nhân để đảm bảo tính cân bằng tốt nhất. Không phải cứ đội nào sở hữu nhiều cầu thủ có kỹ năng giỏi thì đội đó sẽ chiến thắng mà cần phải biết dung hòa và có sự tương tác với nhau.
Mỗi cầu thủ cần phải biết quan sát để phối hợp, định hình ăn ý và nhịp nhàng trong cả thời gian thi đấu. Chỉ có như thế thì tỷ lệ chiến thắng, đánh bại đối thủ một cách nhanh chóng.
Phát huy sở trường của mỗi cầu thủ
Mỗi đội sẽ có những cầu thủ có thể mạnh khác nhau. Thế nên vị huấn luyện viên sẽ không thể nào chỉ sử dụng duy nhất 1 chiến thuật để áp dụng cho các trận đấu mà họ cần phải tùy vào tình hình thực tế để chọn được chiến thuật phù hợp mới phát huy hết sở trường của mỗi cầu thủ.
Ví dụ trong đội có vài ba cầu thủ có tốc độ nhanh thì nên xếp họ vào vị trí chạy cánh. Hoặc một đội có đến 2 tiền đạo thi đấu cực ăn ý thì nên chọn chiến thuật hỗ trợ tốt nhất cho 2 tiền đạo đó thể hiện để mang về nhiều bàn thắng.
Ưu nhược điểm của các chiến thuật sân 7
Trong mỗi trận thi đấu sẽ không thể có kế hoạch nào dành cho đội bóng nào được gọi là “bất khả chiến bại”. Mỗi đội sẽ có khoảng thời gian để thử nghiệm khác nhau để chọn ra chiến thuật tốt nhất. Cùng chúng tôi theo dõi những ưu nhược điểm của mỗi chiến thuật để nắm chi tiết hơn nhé:
Chiến thuật 3-2-1
Chiến thuật này theo 90P tìm hiểu sẽ có thiên hướng phòng thủ bởi có 3 cầu thủ chơi dưới để phòng ngự tốt. Nhưng chúng cũng có thể biến từ thủ sang tấn một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Ưu điểm:
- Phòng thủ vững chắc, triển khai tấn công nhanh chóng khiến đối phương không kịp trở tay.
- Phù hợp cho các trận gặp đối thủ có sức tấn công nhanh và mạnh.
Nhược điểm: Trong chiến thuật này thì vai trò của tiền đạo không cao, nên hạn chế chuyền bóng cho tiền đạo nếu như bị đối phương hay giành bóng.

Chiến thuật 2-3-1
Đội hình sử dụng chiến thuật này được nhiều đội bóng sử dụng. Chúng có sự pha trộn giữa phòng thủ và tấn công. Cầu thủ đóng vai trò chính trong chiến thuật này chiến là tiền vệ, có thể giúp phòng thủ lại hỗ trợ tấn công tốt.
Ưu điểm:
- Chiến thuật này có đội hình phòng ngự tốt, sự năng động cao, dễ dàng biến hóa linh hoạt từ công sang thủ và ngược lại.
- Cầu thủ trong sân sẽ không cần phải di chuyển quá nhiều mà vẫn có thể quan sát nhờ vào không gian rộng để chơi bóng.
Nhược điểm:
- Các cầu thủ giữ vai trò tiền vệ sẽ có khá nhiều nhiệm vụ, tiền vệ cần có kỹ năng giỏi.
- Dễ xảy ra rủi ro khi tiền vệ không hỗ trợ phòng thủ kịp thời.
- Nếu như bị đối thủ nhìn thấu sẽ khiến cho 1 tiền đạo không thể bứt phá ghi bàn.
Chiến thuật sân 7 – Chiến thuật 2-1-2-1
Đội hình sử dụng chiến thuật sân 7 này có sự thông minh và chủ động hơn về tấn công và phòng thủ. Mỗi cầu thủ sẽ có những nhiệm vụ riêng. Trong chiến thuật này nếu như tiền vệ giỏi kiểm soát bóng sẽ giúp cho trận đấu mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Ưu điểm:
- Chiến thuật này sẽ đặt được sự cân bằng giữa thủ và công.
- Có riêng một tiền vệ để phòng ngự thế nên một tiền vệ tấn công sẽ không cần lùi về sâu để hỗ trợ.
Nhược điểm:
- Tuy nhiên chiến thuật này có 2 bộ phận riêng biệt sẽ khiến cho sự liên kết giữa cả đội bị mất đi. Điều này rất nguy hiểm cho kết quả của trận đấu..
- Vị trí tiền vệ phòng ngự cần phải có tính kỷ luật cao và có sự thống nhất kết nối giữa 2 bộ phận.

Chiến thuật 1-1-3-1
Đội hình này sẽ có hình mũi tên hướng khung thành đối phương. Chiến thuật sân 7 này để đối phó với những đòn phản công từ đội bạn khi tiền vệ đã dâng cao.
Ưu điểm:
- Các đội bóng muốn tập trung vào tấn công nên sử dụng chiến thuật này.
- Nếu tiền vệ có kỹ thuật giỏi sẽ khiến đối phương phải đề phòng và lui về thủ.
Nhược điểm:
- Hậu vệ cần phải nhanh nhẹn để hỗ trợ thủ tốt nhất.
- Khoảng trống trong chiến thuật này khá nên sẽ rất dễ bị đối thủ tấn công ngược.
Sự kết hợp giữa các chiến thuật sân 7 hợp lý
Với mỗi số lượng người chơi trong một trận khác nhau cũng sẽ có những quy định khác nhau về diện tích sân. Vì thế để có thể thực hiện được các chiến thuật sân 7 một cách hợp lý thì cần phải có sự kết hợp và chỉ huy sát sao là điều cực kỳ quan trọng.
Không phải trong một trận đấu chỉ sử dụng một chiến thuật mà huấn luyện viên cần phải tùy vào những sự thay đổi người trên sân để chọn chiến thuật tốt nhất. Muốn có được kết quả tốt nhất thì chỉ nên sử dụng 2 đội hình tốt nhất để phòng thủ và tấn công để không làm loạn đội hình khi thi đấu.

Trên đây 90P đã cùng các bạn đi tìm hiểu về nguyên tắc và các ưu nhược điểm của chiến thuật sân 7. Qua đó chắc chắn các bạn đã nắm vững chi tiết các thông tin xoay quanh và chọn được chiến thuật tốt nhất.
>>> Xem thêm: Futsal là gì? Một đội mấy người? Bao nhiêu phút một trận?
>>> Xem thêm: Bóng Đá học đường – Thực tế và phương pháp phát triển