Sân Old Trafford chắc chắn sẽ là một cái tên vô cùng quen thuộc trong giới fan hâm mộ Bóng Đá. Bởi đây chính là đại bản doanh của quân đoàn Quỷ Đỏ – Manchester United. Thậm chí sân vận động này còn nổi danh với một biệt hiệu vô cùng mỹ miều – Nhà hát của những giấc mơ. Dưới đây hãy cùng 90P tìm hiểu thông tin chi tiết về sân bóng này.
Đôi nét tổng quan về sân vận động Old Trafford
- Tên đầy đủ: Sân vận động Old Trafford.
- Vị trí: Sir Matt Busby, Old Trafford, Manchester, Vương Quốc Anh.
- Kích thước sân bóng: 105 x 68 (m).
- Thời gian khởi công: 1909 – 1910.
- Sức chứa: Khoảng 76.000 khán giả.
- Đơn vị chủ quản và điều hành: Manchester United FC.
Sân Old Trafford là một trong những địa danh Bóng Đá nổi tiếng hàng đầu thế giới hiện nay và được mệnh danh là “Nhà hát của những giấc mơ”. Cùng với bề dày lịch sử hơn 100 năm, sân bóng này chính một trong những sân vận động truyền thống nhất của Vương Quốc Anh. Hiện đây đang là sân vận động lớn thứ 2 tại Anh và đứng vị trí thứ 9 tại Châu Âu.

Khám phá thông tin chi tiết về sân Old Trafford
Đối với những fan hâm mộ Bóng Đá quốc tế thì sân vận động này được xem như một thánh địa và những cầu thủ tại đây chính là những vị thần. Bởi đây chính là đại bản doanh của Manchester United – Một trong những đội bóng giàu thành tích nhất tại Anh cũng như là trên thế giới. Để nắm bắt rõ hơn những thông tin chi tiết cũng như là vinh quang của sân vận động này thì hãy tham khảo các chia sẻ của 90P dưới đây:
Bề dày lịch sử của sân vận động
Trước năm 1902 thì đội bóng Quỷ Đỏ có tên là Newton Heath và thường thi đấu tại sân Bank Street và North Road. Tuy nhiên cả 2 sân bóng này đều có điều kiện thi đấu rất tệ. Vì vậy vào năm 1909 để giải cứu CLB không bị phá sản, chủ tịch mới là ông John Henry Davies đã quyết định tặng đội bóng một sân vận động mới. Cùng năm đó, sân vận động Old Trafford đã được khởi công với mức đầu tư ban đầu là 60.000 bảng Anh và hoàn thiện vào 1 năm sau đó.
Biệt danh “Nhà hát của những giấc mơ” của sân vận động này được đặt bởi huyền thoại thế giới Bobby Charlton. Điều này được xem là mang một ý nghĩa tinh thần vô cùng to lớn với các thế hệ cầu thủ MU. Bởi đội Bóng Đá bao lần đứng trên bờ vực sụp đổ nhưng vẫn giữ vững niềm tin và đạt được những thành tựu nhất định.
Cụ thể như trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, sân vận động này đã bị thiệt hại nặng nề. Quỷ Đỏ lúc đó phải thi đấu nhờ tại sân Maine Road của Manchester City trong suốt 8 năm. Nhưng trải qua những khó khăn này, MU hiện đã gặt hái được rất nhiều thành tựu to lớn. Và sân vận động Old Trafford cũng đã trải qua nhiều lần sửa chữa, mở rộng và hiện đang phục vụ trở lại với gần 80.000 chỗ ngồi.

Kiến trúc hình khối của sân vận động Old Trafford
Sân vận động này được lên phương án thiết kế thi công bởi Archibald Leitch – kiến trúc sư tài ba người Scotland. Ông cũng là cha đẻ của rất nhiều kiến trúc nổi tiếng tại Anh như: Ibrox, Hampden hay White Hart Lane,… Thiết kế ban đầu của sân vận động là khán đài phía Nam có mái che còn 3 khán đài còn lại sẽ làm lộ thiên và bố trí như bậc cầu thang.
Tuy nhiên do những hàng cột chống đỡ mái che làm trở ngại tầm nhìn của khán giả. Vì vậy trong lần nâng cấp năm 1960, hệ thống mái che cũ đã được thay thế bằng mái chia không cột trụ. Cho đến lần nâng cấp gần đây nhất thì sân vận động này đã được nâng cấp lên 2 tầng, đồng thời cũng mở rộng sức chứa lên đến gần 80.000 người. Từ đó đưa nơi đây trở thành sân vận động lớn thứ 2 của Anh sau sân vận động quốc gia Wembley với sức chứa khoảng 100.000 chỗ ngồi.

Một số câu chuyện thú vị bên lề của sân vận động
Là biểu tượng huyền thoại của đội quân Quỷ Đỏ MU, nhưng bên cạnh những vinh quang rực rỡ thì vẫn có một vài câu chuyện thú vị về sân vận động Old Trafford như:
Sân bóng được vinh danh có sân cỏ đẹp nhất
Là một trong những sân vận động lớn nhất thế giới, nhưng Old Trafford còn nổi tiếng bởi sở hữu mặt cỏ cực đẹp. Cụ thể là chất lượng sân cỏ tại đây được nhận xét là thuộc top đầu trên thế giới. Thậm chí trong mùa giải Premier League 2016-17 thì nơi đây còn được vinh danh là sở hữu mặt cỏ đẹp nhất.
Trận đấu phá kỷ lục người xem tại Old Trafford không phải của MU
Có một tình huống khá mà ít người biết đến đó chính là: Trận đấu đông khán giả nhất tại đây không phải là của MU. Cụ thể là sân vận động này đã ghi nhận số lượng khán giá kỷ lục là con số 76.962 người vào ngày 25/03/1939. Nhưng điểm thú vị là trận đấu này lại không có sự góp mặt của đội chủ nhà Manchester United. Mà đây lại là cuộc đối đầu giữa Wolverhampton Wanderers và Grimsby Town trong khuôn khổ bán kết FA Cup.
Lời kết
Nội dung bài viết trên đây của 90P đã cung cấp cho mọi người những thông tin chi tiết về sân Old Trafford của Quỷ Đỏ. Cùng với những vinh quang trên thì không ngạc nhiên khi MU vẫn luôn gắn bó với nơi đây cho dù những đội bóng khác đều đổi sang sân hiện đại hơn.
Xem thêm: Sân Allianz Arena – Chú Tắc Kè Hoa Giữa Bầu Trời Châu Âu