Bạn có biết sân banh thường được phân loại như thế nào? Đây là một chủ đề chứa đựng rất nhiều thông tin thú vị mà có thể bạn chưa biết. Hãy cùng đến với thông tin từ 90p để có thể hiểu hơn về môn thể thao Vua.
Phân loại sân banh theo kích thước dành cho 5, 7, 11 người thi đấu
Bạn thường xuyên theo dõi các trận đấu Bóng đá và hầu hết đều nhìn thấy sân Bóng 11 người thi đấu. Tuy nhiên sân banh lại có thể được phân loại theo kích thước dành cho 5, 7 và 11 tham gia thi đấu trên sân. Hãy cùng tìm hiểu phân loại sân bóng theo tiêu chuẩn FIFA cụ thể ngay sau đây:
Sân Bóng đá 5 người chơi
Theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Bóng đá thế giới thì sân banh dành cho 5 người thi đấu sẽ được thiết kế như sau:
- Chiều dài sân sẽ được thiết kế từ 25m – 42m.
- Chiều rộng sân được thiết kế từ 15m – 25m.
- Những đường giới hạn của sân chơi được vẽ rõ ràng và luôn có chiều rộng là 8cm. Trên sân sẽ có những đường biên dọc và ngang lần lượt được kẻ theo chiều dài và rộng của sân. Vòng tròn giữa sân 5 người sẽ có bán kính 3m.
- Vòng cấm địa được thiết kế bao gồm khu vực khung thành và ¼ đường tròn bán kính 6m lấy tâm là chân 2 cột dọc vẽ thành.
- Khung thành được thiết kế với phần chân cách nhau 3m, có chiều cao 2m, bề dày 8m. Hai chân của khung thành được nối bằng xà ngang.

Sân Bóng đá 7 người
Theo tiêu chuẩn của FIFA sân Bóng đá 7 người sẽ có hình chữ nhật với kích thước như sau:
- Chiều dài sân khoảng 45m – 65m.
- Chiều rộng sân sẽ được chấp nhận trong khoảng 25m – 45m.
- Các đường dùng để giới hạn sân sẽ không được quá 12cm
- Giữa sân sẽ có một đường chia đôi sân và chính giữa đường này là tâm dùng để vẽ một vòng tròn đường kính 6m.
- Khu vực cầu môn sẽ có một khung thành chính giữa. Khoảng cách 2 cột dọc sẽ là 6m được nối liền bằng xà ngang. Tính từ cột dọc kẻ 2 đường thẳng song song cách 5m.
Sân chơi 11 người thi đấu
Theo dõi các giải bóng đá chuyên nghiệp bạn dễ dàng nhìn thấy sân banh 11 người. Theo tiêu chuẩn của FIFA thì sân thi đấu Bóng đá này sẽ có hình chữ nhật và được thiết kế với các kích thước như sau:
- Chiều dài tiêu chuẩn của FIFA là 105m tuy nhiên thiết kế được chấp nhận là 100m – 110m.
- Chiều rộng của sân chuẩn nhất là 68m, tuy nhiên khoảng cách được chấp nhận là 64m – 75m.
- Sân sẽ có đường biên dọc, đường biên ngang, đường giữa sân và vòng tròn có bán kín là 9m15 đặt giữa sân. Những đường giới hạn sẽ được thiết kế chiều rộng không được vượt quá 12cm.
- Khung thành được đặt ở giữa khu vực cầu môn có khoảng cách 2 chân cột dọc là 7m32 và được nối bằng một xà ngang các mặt sân 2m44. Cách cột dọc 5m50 kẻ 2 đường thẳng song song và nối lại để tạo thành khu vực cầu môn.

Phân loại sân banh theo chất liệu bề mặt
Không chỉ được phân loại theo kích thước, bạn cũng có thể thấy nhiều loại sân banh với chất liệu bề mặt khác nhau như:
Sân cỏ tự nhiên nền đất xốp
Đến với các giải bóng đá chuyên nghiệp, người xem sẽ thấy mặt sân cỏ nhân tạo xuất hiện nhiều nhất. Mặt sân cỏ tự nhiên sẽ có phần nền là đất mềm, xốp giúp giảm chấn thương cho các cầu thủ trong những pha bật nhảy lên cao. Ngoài ra, khi di chuyển bóng sẽ có độ nảy vừa phải, dễ khống chế hơn tuy nhiên các cầu thủ sẽ phải tốn sức lực khá nhiều.
Sân cỏ tự nhiên có nền cứng
Sân banh dạng này thường xuất hiện ở các giải nghiệp dư mang tính phong trào. Mặt sân có độ cứng sẽ giúp các cầu thủ di chuyển nhẹ nhàng hơn tuy nhiên khi va chạm hoặc nhảy lên cao sẽ dễ bị chấn thương hơn. Mặt sân cỏ có nền đất cứng sẽ dễ bảo dưỡng, chăm sóc hơn.
Sân đá banh với bề mặt là cỏ nhân tạo 3G
Do không cần tốn công chăm sóc nên các sân thi đấu có bề mặt cỏ nhân tạo ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các giải đấu mang tính phong trào. Ngoài thảm cỏ nhân tạo thì bên dưới nền sân sẽ có các hạt cao su được rải lên trên để tăng độ bám và nảy bóng.
Tuy nhiên, mặt sân này không được sử dụng cho các giải đấu chuyên nghiệp bởi dễ gây chấn thương cho cầu thủ. Những vết thương do va chạm trên sân sẽ càng nghiêm trọng và khó lành hơn. Di chuyển nhiều trên sân, các cầu thủ cũng sẽ khó chịu với những hạt cao su bị lọt vào bên trong giày.
Mặt sân cỏ nhân tạo có lớp lót là cát
Thay vì các hạt cao su dễ gây tổn thương thì bên trên thảm cỏ nhân tạo trong sân banh này là lớp cát. Với lớp nền như vậy thì độ nảy của bóng cũng được đảm bảo tốt hơn so với mặt sân nền cứng. Tuy nhiên, mặt sân này có một nhược điểm khá lớn đó là vào những ngày trời mưa thì chắc chắn rải cát sẽ rất bẩn, khó có thể vệ sinh.
Lời kết
Sân banh được phân loại như thế nào chắc chắn bạn cũng đã hiểu rõ. Đây là kiến thức hết sức thú vị về môn thể thao Vua vì thế nếu muốn bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích thì trước hết hãy truy cập vào trang của 90p mỗi ngày.
Xem thêm: Sân Bóng Đá 11 Người Có Kích Thước Như Thế Nào? Tìm Chuẩn FIFA